Luật bất thành văn cho hôn nhân

Ngày 26/01/2013 09:00 AM (GMT+7)

Để hôn nhân hạnh phúc, có những luật bất cần văn mà bạn cần phải tuân theo.

Hãy thực hiện theo những gợi ý dưới dây cho dù bạn không cam kết trong lễ thành hôn của mình.

Mọi cô dâu đều biết cần phải trung thực, thẳng thắn và luôn ở bên người bạn đời của mình mọi lúc buồn vui – cuối cùng thì đây chính là lời hứa trong lễ thành hôn của họ. Tuy nhiên hầu hết các cặp đôi có kinh nghiệm đều thú nhận một điều rằng những điều luật bất thành văn trong hôn nhân đóng vai trò sống còn để họ cùng vượt qua những giai đoạn trông gai và vun đắp mối quan hệ bền vững hơn. Dưới đây là 10 “điều luật” trong hôn nhân dù chưa thật cụ thể song lại vô cùng quan trọng được đưa ra bởi các chuyên gia:

1. Đừng chỉ trích bố mẹ hoặc bạn bè của người kia

Bạn biết điều này quan trọng như thế nào rồi đấy. Gia đình có thể làm  bạn phiền lòng song không ai khác nữa được phép nói ra những điều không hay về họ. Đó là lý do tại sao bạn nên ứng xử khéo léo với bố mẹ chồng và những người bạn thân thiết nhất của chồng. “Thậm chí ngay cả khi thái độ của anh ấy chẳng vui vẻ gì với bạn thì cộng thêm với cách ứng xử tiêu cực của bạn với người thân của anh ấy sẽ khiến anh ấy trở nên bảo thủ”, LeslieBeth Wish, Chuyên gia tâm lý học  làm việc tại Floria đồng thời là chuyên viên dược cho biết. “Khi quan điểm của bạn là A, vô tình bạn đã khuyến khích chồng bạn duy trì quan điểm B”. Thay vì thế, bác sĩ Wish nói, hãy đặt mình vào vị trí của anh ấy để có thể thông cảm được với nửa còn lại của bạn.

2. Hãy kể cho chồng bạn về bất cứ cuộc gặp gỡ nào với bạn trai cũ

Bất luận bạn có từng nhận được lời đề nghị kết bạn trên Facebook hoặc bị “cảm nắng” một ai đó tình cờ bạn gặp tại trận bóng đá của con thì việc giữ bí mật những chuyện đó cho riêng mình có thể gây ra phản tác dụng mặc dù giờ đây bạn đã không còn cảm xúc gì với những người cũ nữa. “Nếu không có gì khuất tất thì tại sao phải giấu diếm”, Tiến sĩ Deb Castaldo – bác sĩ trị liệu hôn nhân và gia đình, đồng thời là Giáo sư tại Trường Đại học Rutgers tại News Bruchwich nói. “Điều này chỉ dẫn tới bầu không khí đầy mờ ám và không trung thực mà thôi”. Cho chồng bạn biết về những câu chuyện đó cũng là một vấn đề cần thiết. Hãy thử nói: “Em nghĩ những người bạn trai cũ trên Facebook không còn là vấn đề gì quan trọng. Em đã nhận được một lời mời kết bạn nhưng em đã từ chối”. Hoặc có thể nói: “Em đã gặp bạn trai cũ ở cửa hàng tạp hóa hôm nay. Những đứa trẻ con anh ấy thật là dễ thương. Em thấy mừng khi cuộc sống của anh ấy giờ đang rất hạnh phúc.”

Luật bất thành văn cho hôn nhân - 1

Trong hôn nhân, chia sẻ với bạn đời câu chuyện về người tình cũ là điều cần thiết (Ảnh minh họa)

3. Đừng chỉ bảo anh ấy quá nhiều

Bạn có thể trợ giúp hoặc lắng nghe anh ấy, song tránh nói bằng giọng kẻ cả theo kiểu “Em biết cái gì là tốt nhất”. “Chúng ta đưa ra lời khuyên bởi vì chúng ta đang cố gắng giúp đỡ họ, nhưng hành động này lại bị xem như là sự chỉ trích nếu chúng ta chỉ bảo quá nhiều”, theo Tiến sĩ Harriet Lerner, nhà tâm lý học, cũng là tác giả cuốn sách “Marriage rules: a manual for the Married and the Coupled up”. Điều này đúng cho mọi tình huống, từ cách anh ấy ăn mặc cho tới cách giải quyết một vấn đề. Hãy để cho anh ấy cơ hội để tự đưa ra các quyết định và tự tin hơn khi đã thử làm và mắc lỗi – bạn cũng nên đề nghị anh ấy làm tương tự với mình. “Điều quan trọng trong quan hệ hôn nhân không phải là mọi thứ đều cần phải “đúng”, mà là hai người đều sẵn sàng làm vì hạnh phúc của nhau."

4. Đừng lúc nào cũng ôm đồm mọi việc

Dù bạn có thể cảm thấy thoải mái khi gấp quần áo vì bạn không thích cách chồng mình làm hay quản lý các vấn đề tài chính vì bạn nghĩ anh ấy không được thận trọng như bạn nhưng hãy dừng lại việc này! “Người vợ làm mọi công việc nhà có thể cảm thấy mệt mỏi vì luôn phải đóng vai trò đó” – Bác sĩ Wish nói – và cảm thấy không vui khi mọi thứ đều dồn lên vai cô ấy cho dù cô ấy có đảm nhận gánh nặng đó một cách tự nguyện. Hãy duy trì thói quen đề nghị chồng bạn chia sẻ công việc, “Anh nghĩ tốt nhất nên làm gì bây giờ?”, hoặc nói với chàng “Em có thể dùng một tay lau chạn bát”. Những lời đề nghị như vậy sẽ giúp khắc sâu lối suy nghĩ rằng bạn là một cặp.

5. Đừng nhắc lại những cuộc cãi vã đã qua

Hoặc tối thiểu là hạn chế nói về chúng. “Người ta thường kể lể về những bất đồng đã từng xảy ra vì họ chưa tìm ra cách giải quyết cho vấn đề”, Bác sĩ Castaldo nói. Cứ buông xuôi mọi việc thường là nguyên nhân làm hôn nhân tan vỡ, bà nói. Điều quan trọng là cần phải giải quyết mọi vấn đề ngay lúc nó xảy ra và tìm ra một phương án nào đó. “Bỏ qua tranh cãi và tôn trọng ý kiến của nhau”, bà nói thêm.

6. Chọn cách tranh cãi chứ đừng giấu cảm xúc trong lòng

"Bạn phải nói với chính mình rằng “việc này không quan trọng”. Hoặc nếu nó thực sự nghiêm trọng thì hãy lên tiếng. “Hãy nói cho chồng bạn biết tại sao vấn đề làm bạn đau đầu, và bạn muốn tìm ra một giải pháp.” Bạn sẽ ngạc nhiên về những gì bạn học được trong mối quan hệ hai người. Ví dụ, chồng của bạn có thể sẽ không để bát đũa bẩn lại cho bạn rửa nữa nếu bạn phàn nàn rằng ngôi nhà của bạn đang ngập ngụa bát đũa và bạn không còn thời gian để rửa chúng. Cũng cần hiểu rằng anh ấy không hề có ý định làm bạn buồn lòng mỗi khi vô tâm hoặc quên điều gì. Bạn có thể đưa ra những lời đề nghị đơn giản đại loại như: “Anh yêu, em sẽ rất vui nếu anh có thể lau nhà trong lúc em ra ngoài” và vượt qua cảm giác bực bội khi chàng không chủ động đề nghị giúp đỡ bạn.

Luật bất thành văn cho hôn nhân - 2

Đừng bao giờ vội vã dùng hai tiếng ly hôn trong hôn nhân (Ảnh minh họa)

7. Đừng chia sẻ những những suy nghĩ hoặc các bức ảnh cá nhân trên các trang mạng cộng đồng

Bạn có thể không muốn bị nhắc tới trong những lời chê trách của anh ấy hoặc anh ấy có thể không muốn bạn chia sẻ những bức ảnh chụp con cái. Cả hai đều xứng đáng nhận được sự tôn trọng của người kia với những mong muốn này. “Cả hai cùng thảo luận quy tắc liên quan tới việc chia sẻ những gì về chính bản thân mình, và về người kia”, bác sĩ Castaldo nói. Và bất luận thế nào cũng đừng đem những bức xúc của bạn về chồng cho hết thảy mọi người biết để mong nhận được sự ủng hộ. “Việc làm này hết sức nguy hiểm có thể gây ra các xích mích trên Facebook.”

8. Tạm thời dừng chương trình máy tính

Khi sự chú ý của bạn dành vào nhiều việc khác, chồng bạn sẽ cảm thấy anh ấy không còn quan trọng nữa. Do đó, ưu tiên cho những khoảng thời gian chất lượng và hạn chế làm việc với máy móc công nghệ nếu việc này là cần thiết, bác sĩ Wish nói. “Quan tâm tới mối quan hệ tình cảm của hai người: Tôi đang dành bao nhiêu thời gian làm việc này so với thời gianh dành cho gia đình?”. Tự mặc định cho mình nguyên tắc về gia đình và thực hiện theo đúng như vậy. Cho dù thế nào, tắt máy điện thoại vào lúc 8h tối hoặc tuyệt nhiên không động đến máy tính vào các buôi chiều cuối tuần.

9. Đừng dùng hai tiếng ly hôn

Thậm chí dù cho bạn đang trong cuộc tranh cãi nảy lửa cũng đừng dọa sẽ bỏ ra đi hoặc tới văn phòng luật sư. Bên cạnh chữ “D” dễ làm mất lòng, những lời đe dọa nhắc lại nhiều lần cũng dễ làm cho bên này sẵn sàng thách thức bên kia. “Chúng ta hành động như thể sự giận dữ cho chúng ta quyền để nói hoặc làm mọi thứ ta muốn”, bác sĩ Lerner nói. “Tuy nhiên đe dọa ly hôn không những không đem lại hiệu quả mà còn làm cho nguy cơ chia tay của hai người ngày càng cao mà thôi.”

10. Hãy là số một của nhau

Hay nói cách khác, hãy cảnh giác trước ảnh hưởng của người ngoài cuộc, chẳng hạn một người bạn, thận trọng trước những suy nghĩ tiêu cực về hôn nhân hiện hữu trong tâm trí, hoặc công việc hoặc các sở thích đang choán hết suy nghĩ của bạn. “Những cặp hạnh phúc cũng có những xích mích nhiều như các cặp đã ly hôn, song họ biết cách vượt qua điều này”, theo bác sĩ Castaldo. “Mỗi cặp vợ chông đều phải có một vòng tròn bao bọc quanh họ và họ không thể cho phép bất cứ ai bước vào.”

Đặng Hường (Theo Wom)
Nguồn: