Những giải pháp tránh lặp lại bi kịch mất tích của MH370

Ngày 13/04/2014 22:43 PM (GMT+7)

Các hãng hàng không thế giới phải nghiên cứu cách thức để tránh lặp lại một vụ mất tích tương tự như chuyến bay MH370 của Malaysia Airlines.

Trong cuộc sống hiện đại với công nghệ tiên tiến, sự mất tích không để lại bất cứ dấu vết nào của chiếc máy bay Boeing 777-200 có vẻ không hợp lý lắm. 

Làm thế nào để chắc chắn rằng lịch sử sẽ không lặp lại lần nữa. Một tháng sau sự biến mất bí ẩn của MH370, các chuyên gia hàng không, các hãng sản xuất máy bay và các hãng chế tạo hệ thống cần phải làm gì để tránh xảy ra một vụ việc tương tự trong tương lai. Dưới đây là 6 biện pháp thông minh và đơn giản chỉ chờ sự thông qua của các hãng hàng không.

Những giải pháp tránh lặp lại bi kịch mất tích của MH370 - 1

1. Hộp đen kiểu mới

Chiếc hộp đen kiểu mới này được sơn màu da cam. Một chuyên gia hàng không cho rằng đã đến lúc các hãng hàng không cần phải nâng cấp chiếc hộp đen.

Ông Paul Beaver, một nhà phân tích quốc phòng ở London cho biết: 'Trong ba thập kỷ qua, chiếc hộp đen là thiết bị ghi lại những dữ liệu quan trọng có thể giúp các nhà điều tra biết được chuyện gì đã xảy ra với chuyến bay.

Tuy nhiên, việc tìm kiếm chiếc hộp đen tại Ấn Độ Dương trên thực tế lại không hề dễ dàng. Trước đó, chiếc Airbus A330 thuộc hãng Air France bị đâm xuống Đại Tây Dương năm 2009 là một ví dụ điển hình. Trong khi thi thể các nạn nhân và mảnh vỡ máy bay được tìm thấy vài ngày sau đó thì phải đến 2 năm sau người ta mới tìm thấy hộp đen của chiếc máy bay ở độ sâu 5km dưới đáy biển'.

Theo ông Beaver, cả thân máyc bay và hộp đen cần phải được gắn các bộ truyền tín hiệu riêng biệt cho phép định vị trí của chúng trong vòng vài mét. Hộp đen nên đặt ở vị trí phía trên hoặc xung quanh đuôi bởi đây là vị trí an toàn nếu xảy ra sự cố. 

Pin sau khi bị đẩy ra ngoài có thể sử dụng nước biển hoặc năng lượng mặt trởi để duy trì thêm thời gian hoạt động.

Những giải pháp tránh lặp lại bi kịch mất tích của MH370 - 2

Giáo sư Mischa Dohler của trường Đại học London cũng đưa ra một ý tưởng khác là kéo dài tuổi thọ pin của hộp đen. Thay vì phát ra tín hiệu trong một giây, chúng ta có thể thay đổi để chúng phát tín hiệu trong vòng 10 giây một lần, như thế hộp đen sẽ có thể hoạt động trong vòng một năm thay vì một tháng như hiện nay.

2. Thiết bị truyền tin trực tiếp từ buồng lái của phi cơ

David Cenciotti, làm việc tại trang web hàng không The Aviationist.com cho rằng: 'Hiện tại trên máy bay có rất nhiều dịch vụ khác nhau phục vụ hành khách như: truyền hình tương tác, phim ảnh, trò chơi, âm nhạc, internet.  Bạn cũng có thể thực hiện các cuộc gọi truyền hình qua vệ tinh từ chỗ ngồi của mình. 

Điều này có nghĩa là máy bay luôn được kết nối theo một cách nào đó. Vậy tại sao không sử dụng kênh vệ tinh để định vị để định vị vị trí của bộ ghi âm thanh buồng lái CVR và bộ ghi dữ liệu máy bay FDR?”.

3. Thiết bị truyền tin tự động khi bị kích động

Đây là thiết bị được đề xuất để theo dõi và định vị máy bay sau vụ tai nạn của chiếc máy bay Airbus A330 của hãng hàng không Pháp năm 2009. Trong khi thi thể các nạn nhân và mảnh vỡ máy bay được tìm thấy vài ngày sau đó thì phải đến 2 năm sau người ta mới tìm thấy hộp đen của chiếc máy bay ở độ sâu 5km dưới đáy biển.

Những giải pháp tránh lặp lại bi kịch mất tích của MH370 - 3

BEA-cơ quan điều tra các vụ tai nạn hàng không của Pháp- đã thành lập một đội điều tra về thiết bị giúp xác định các mảnh vỡ khi các vụ tai nạn xảy ra. Họ đã kiến nghị gắn thêm hệ thống truyền tin khi bị kích thích cho máy bay. 

Thiết bị này theo dõi các thông số của chuyến bay như độ cao, tốc độ,... Khi điều gì bất thường xảy ra, hệ thống sẽ gửi một tín hiệu cảnh báo xuống mặt đất.

4. Ngăn chặn phi hành đoàn tắt tín hiệu

Tại thời điểm này, các phi công có thể làm cho máy bay vô hiệu hóa với radar nếu tắt hệ thống phát tín hiệu trong buồng lái. Điều này làm cho việc phát hiện và theo dõi trở nên khó khăn.

'Nếu chúng ta đưa một hệ thống mới để gửi tín hiệu thông qua hộp đen thì nó nên được thiết kế để đảm bảo các phi hành đoàn trên chuyến bay không thể thay đổi", ông Cenciotti nói.

Nhà vận hành hệ thống vệ tinh Inmarsat đã tạo ra một thiết bị liên lạc mới dành cho máy bay có tên gọi SwiftBroadband. Nó có thể cung cấp thông tin về vị trí chính xác của chiếc máy bay ngay cả khi hệ thống liên lạc trong buồng lái bị tắt. Nó cũng có thể được sử dụng để tải các thông tin được lưu trữ trong hộp đen.

5. Sử dụng vệ tinh liên tục truyền hình ảnh máy bay trên các đại dương

Pat Norris, thành viên Hiệp hội Hàng không Hoàng gia Anh cho biết, phải mất một thời gian dài để tìm thấy hình ảnh các mảnh vỡ của máy bay mất tích MH370 trên bề mặt đại dương.

Những giải pháp tránh lặp lại bi kịch mất tích của MH370 - 4

Việc tìm kiếm này rất khó khăn vì hình ảnh vệ tinh quang học chỉ có thể làm việc vào ban ngày hoặc ở những vùng quang mây.  Một nhóm nghiên cứu đã đề xuất sử dụng vệ tinh liên tục truyền hình ảnh máy bay trên đại dương có thể hoạt động cả ngày lẫn đêm. 

Tuy nhiên David Cenciotti cũng phải thừa nhận điều đó khó thực hiện do tốn kém.

6. Kết nối với Hệ thống định vị toàn cầu GPS

Cuối cùng, một cải tiến nhỏ nên được thực hiện là cách máy bay liên lạc với Hệ thống định vị toàn cầu (GPS).

Các hãng hàng không nên trang bị cho những chiếc máy bay thiết bị định vị toàn cầu GPS. Hệ thống này sẽ truyền tải tọa độ GPS đều đặn 5 phút một lần hoặc liên tục trong trường hợp máy bay gặp nạn.

Hà Anh (BBC)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Máy bay MH370