Cuộc điện thoại cuối của người bị ném xác

Ngày 23/10/2013 06:40 AM (GMT+7)

Khoảng 9h ngày 19/10, chị Huyền gọi điện về nói ở nhà cứ ăn cơm trước. Đến khoảng 11h, anh Huy có việc nên gọi điện thoại lại cho vợ thì không liên lạc được.

Ngày 22/10, dư luận bức xúc trước vụ việc thẩm mỹ viện Cát Tường (số 45 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã làm chết người đến thực hiện phẫu thuật nâng ngực là chị Lê Thị Thanh Huyền, sau đó đã đem thi thể nạn nhân vứt xuống sông Hồng để phi tang.

Trong nỗi đau tột cùng, anh Nguyễn Hữu Huy, chồng của nạn nhân Huyền cho biết, thứ 7 tuần trước (19/10) là ngày nghỉ nên vợ anh là chị Lê Thị Thanh Huyền bảo đi ra ngoài có chút việc nhưng không nói cụ thể là đi đâu. Khoảng 9h cùng ngày, chị Huyền gọi điện về nói ở nhà ăn cơm trước. Đến khoảng 11h anh Huy có việc nên gọi điện thoại lại cho vợ thì không liên lạc được nên nghĩ rằng máy điện thoại của vợ hết pin.

Cuộc điện thoại cuối của người bị ném xác - 1

Sau cuộc điện thoại về cho chồng, chị Huyền đã rơi vào trạng thái chết lâm sàng rồi tử vong.

Tuy nhiên, cho đến chiều tối, không thấy vợ về, anh Huy tiếp tục gọi điện thì vẫn thấy máy báo không liên lạc được, anh Huy gọi điện cho hết thảy các bạn bè của vợ để tìm kiếm nhưng cũng vô ích. Cả gia đình lo lắng nháo nhác tìm kiếm chị Huyền nhưng không tìm được.

1 ngày sau đó (20/10), anh Huy nhận được một cuộc điện thoại từ số lạ thông báo tìm thấy xe máy của chị Huyền tại khu vực Sài Đồng, Long Biên, trên xe còn nguyên chìa khóa và tài sản. Sau khi tới nơi, anh Huy xác nhận chính là tài sản của vợ mình. Anh lập tức trình báo lên phía cơ quan công an.

Trong khi cơ quan điều tra đang vào cuộc thì bất ngờ sáng 22/10, trong lúc giặt quần áo cho vợ, anh Huy phát hiện một chiếc phiếu thanh toán dịch vụ tại thẩm mỹ viện Cát Tường được thực hiện vào ngày 18/10 (trước thời điểm phát hiện vụ việc 1 ngày). Linh tính mách bảo, anh đã trình báo lên phái cơ quan công an và chỉ ít phút sau anh nhận được hung tin rằng vợ mình đã chết.

Cuộc điện thoại cuối của người bị ném xác - 2

Tổ trường tổ dân phố nơi nạn nhân Huyền sinh sống cũng bàng hoàng trước sự việc.

Phía công an đã xác định được cái chết của chị Huyền có liên quan đến thẩm mỹ viện Cát Tường. Khi tiến hành điều tra, cơ quan công an xác định hung thủ không ai khác chính là giám đốc của trung tâm thẩm mỹ, bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường. Không chỉ gây ra cái chết cho nạn nhân, Tường còn là kẻ chủ đích đem xác đi phi tang bằng cách ném xuống sông Hồng.

Chiều muộn 22/10, tại nhà của nạn nhân tại số nhà 36 Hàng Thiếc, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, những người trong gia đình nạn nhân đều đang hết sức đau buồn.

Bác Vương Thị Kim Oanh – Tổ trưởng tổ dân phố nơi nạn nhân sinh sống cho biết, chị Huyền vốn là một người phụ nữ hiền lành, kín đáo không có bất kỳ điều tiếng gì.

Chị Huyền kết hôn với chồng đã được hơn 10 năm và có với nhau 2 mặt con. Thường ngày chị Huyền đi làm nhân viên văn phòng tại một công ty du lịch ở Hà Nội, sáng đi tối về, anh Huy làm lái xe, hai người sống với nhau rất

Chiều 22.10, Công an thành phố Hà Nội cho biết, Cơ quan cảnh sát điều tra công an thành phố Hà Nội đủ căn cứ bắt khẩn cấp Nguyễn Mạnh Tường, (SN 1973, ở tại Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội), là bác sĩ, chủ Trung tâm thẩm mỹ Cát Tường về hành vi giết người. Nạn nhân là chị Lê Thị Thanh Huyền (SN 1974, ở 36 Hàng Thiếc, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Trước đó, ngày 18.10, chị Huyền đến Trung tâm thẩm mỹ Cát Tường (ở 45 đường Giải Phóng, Hai Bà Trưng, Hà Nội) làm phẫu thuật hút mỡ, nâng ngực. Chị Huyền đã đặt cọc tại đây 50 triệu đồng, được các nhân viên hẹn 11h ngày 19.10 đến làm phẫu thuật.

Đến khoảng 16h thì xong quá trình phẫu thuật. Nhưng đến khoảng 17h45, chị Huyền có biểu hiện sùi bọt mép, mặt tím tái, khó bắt mạch. Bác sĩ Tường có tiêm thuốc trợ tim nhưng nạn nhân đã chết lâm sàng. Phát hiện vụ việc, thay vì khai báo với cơ quan chức năng, Bác sỹ Tường cùng bảo vệ đã chở xác nạn nhân lên cầu Vĩnh Tuy và vứt xuống sông Hồng.

Xem thông tin về Thẩm mỹ viện làm chết người tại Eva.vn

hạnh phúc.

Theo Lê Tú (Tri thức trực tuyến)
Nguồn:

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Thẩm mỹ viện Cát Tường