Khốn khổ vì mẹ bị “dị ứng” mang thai

Ngày 05/09/2014 11:15 AM (GMT+7)

Mỗi lần mang thai, bà mẹ đến từ Preston đều bị ứ mật trong gan khiến cô bị phát ban và ngứa khủng khiếp.

Mẹ Claire Carter, sinh sống tạo Preston, Lancashire được chẩn đoán bị bệnh ứ mật trong gan (còn được gọi là ICP) hiếm gặp trong thai kỳ. Cả hai lần mang thai cô đều mắc chứng bệnh này.

Chứng bệnh ICP đã khiến bà mẹ 30 tuổi này bị nổi mẩn và ngứa khủng khiếp. Những cơn ngứa ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và sức khỏe của cô. Carter phải thức giấc nửa đêm, không thể ngủ nổi vì ngứa. Thậm chí tình trạng bệnh nặng nề đến nỗi cô phải dùng đến thìa, dĩa, dao để gãi và không thể kiểm soát được hành động của mình cho đến khi da bị chảy máu.

Khốn khổ vì mẹ bị “dị ứng” mang thai - 1
Cả hai lần mang thai, mẹ Claire Carter đều bị dị ứng rất nặng.

Khốn khổ vì mẹ bị “dị ứng” mang thai - 2 Khốn khổ vì mẹ bị “dị ứng” mang thai - 3
Bệnh ứ mật trong gan khi mang thai khiến cô bị ngứa khủng khiếp.

Tuy nhiên, bất chấp tình trạng bệnh, Carter vẫn quyết định mang thai em bé thứ 2. “Tôi đã vô cùng hạnh phúc khi biết mình mang thai lần 2 nhưng nói thật nghĩ đến việc ốm nghén và ngứa ngáy khiến tôi không khỏi lo lắng. Nhiều khi tôi gãi đến chảy máu. Tôi còn nhờ cả chồng xoa vết ngứa nhưng tình trạng bệnh ngày một nặng nề hơn. Dù sao thì cuối cùng tôi đã vượt qua được 2 lần mang thai và các con của tôi chào đời đều khỏe mạnh.”, bà mẹ 30 tuổi nói.

Khốn khổ vì mẹ bị “dị ứng” mang thai - 4
Tuy nhiên, Claire Carter đã cố gắng để mang thai 2 lần.

Căn bệnh mà Carter gặp phải được cho là căn bệnh hiếm gặp trong thai kỳ. Ứ mật trong gan (ICP) là do rối loạn gan ảnh hưởng đến dòng chảy của mật, trong trường hợp bệnh nặng có thể gây sinh non.

“Tôi thật may mắn vì bị bệnh khá nặng nhưng hai con vẫn ổn cho đến ngày chào đời. Cả hai lần mang thai, tôi đều bị ngứa từ tuần 20 thai kỳ. Sau đó tôi được làm tất cả các xét nghiệm và đến tuần 30, bác sĩ thông báo tôi bị ứ mật trong gan. Tôi đã rất sợ hãi vì bệnh này có thể khiến tôi sinh non, thậm chí khiến thai chết lưu. Đến tuần 32, bác sĩ thông báo một tin xấu là con tôi không phát triển nữa. Em bé đã chào đời khi nặng chỉ có 1,8kg nhưng may mắn sống sót và giờ đã khỏe mạnh hoàn toàn.”, mẹ Carter kể lại.

Ứ mật thai kỳ (ICP)

Ứ mật thai kỳ là gì?

Ngứa dữ dội trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba có thể là dấu hiệu của tình trạng ứ mật thai kỳ (ICP).

Khi mật lưu thông không bình thường trong các ống dẫn mật, muối mật sẽ tích tụ lại trong da gây ra ngứa. Ngứa có thể xuất hiện ở lòng bàn chân và lòng bàn tay đầu tiên, nhưng nó cũng có thể xảy ra ở nơi khác trên cơ thể. Nhiều thai phụ mắc phải chứng ứ mật thai kỳ cảm thấy ngứa toàn thân, có thể ngứa rất dữ dội và triệu chứng trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm.

Triệu chứng ban đầu chỉ bao gồm ngứa và không thấy phát ban, nhưng da bạn có thể đỏ lên, vùng da bạn gãi nhiều sẽ bị kích ứng bởi những vết xước nhỏ. Một số phụ nữ có thể có các triệu chứng khác như chán ăn, buồn nôn, khó ở. Một số ít bị vàng da nhẹ.

Làm gì nếu nghi ngờ bị bệnh ứ mật thai kỳ (ICP)

Nên đi khám sớm nếu bạn nghi ngờ mình bị ứ mật thai kỳ vì nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe em bé. Bác sĩ sẽ thăm khám và làm một số xét nghiệm máu để chẩn đoán xem nguyên nhân của tình trạng dị ứng khi mang thai lúc này có phải do bệnh ứ mật thai kỳ (ICP) hay không.

Ứ mật thai kỳ làm tăng nguy cơ thai chết lưu, vì vậy bạn cần siêu âm định kỳ và theo dõi tim thai để phát hiện sớm nếu có rủi ro. Bạn cũng nên duy trì xét nghiệm máu để kiểm tra chức năng gan. Bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc tăng cường chức năng gan để giảm ngứa và các triệu chứng khác mà bạn gặp phải. Thuốc không chỉ cải thiện các biểu hiện dị ứng khi mang thai mà cũng có thể làm giảm nguy cơ bị bệnh của bé.

Nếu việc siêu âm hoặc theo dõi tim thai cho thấy có vấn đề, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bạn, của thai nhi và tuổi thai mà bác sĩ quyết định cho bạn sinh ngay hay chờ thêm một thời gian nữa để thai nhi khỏe hơn. Tuy nhiên, khả năng buộc sinh sớm sẽ cao hơn.

Sau sinh, bệnh có khỏi không?

Tình trạng dị ứng khi mang thai này sẽ biến mất sau khi bạn sinh em bé, thường trong một hoặc hai ngày, hoặc có thể một tuần. Nếu bạn đã từng bị ứ mật thay kỳ, tình trạng này thường tiếp tục xảy ra ở lần mang thai tiếp theo, vì vậy bạn cần báo sớm cho bác sĩ khi đi khám thai. Bên cạnh đó, một số phụ nữ đã từng bị ứ mật thai kỳ cũng có thể xuất hiện những vấn đề như ngứa và suy gan nếu họ sử dụng biện pháp tránh thai bằng nội tiết tố.

Hạnh Nguyên
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức mẹ bầu