Những yếu tố khiến mẹ sinh con "học dốt"

Ngày 06/09/2014 10:36 AM (GMT+7)

Mẹ cần biết rằng nền tảng của sự phát triển trí thông minh của trẻ được xây dựng từ khi bé còn trong bào thai.

Giai đoạn trong bài thai là vô cùng quan trọng với sự phát triển trí tuệ và nhân cách của trẻ. Dị tật bẩm sinh, sinh non và nhiều nguy cơ khác có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tương lai và cuộc sống của bé. Vì vậy bố mẹ cần đặc biệt chú ý đến nhưng yếu tố xấu tác động đến bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ.

Dưới đây là những yếu tố có thể gây hại cho sự phát triển não của em bé trước khi chào đời:

Tuổi của cha mẹ

Nghiên cứu của các nhà khoa học tại trường đại học Queensland, Úc cho biết, nam giới làm cha ở tuổi trên 40 sẽ sinh ra những đứa trẻ có thể mắc hội chứng tự kỷ, những bất thường trên khuôn mặt, hộp sọ… đồng thời bé còn có điểm số thấp trong các bài kiểm tra về trí thông minh, sự tập trung, ghi nhớ và cả kỹ năng đọc.

Độ tuổi của người mẹ khi mang thai cũng liên quan đến bệnh tự kỷ của trẻ - theo kết quả nghiên cứu về căn bệnh này mới đây. Theo đó, cứ mỗi 5 năm tăng tuổi của mẹ thì mức độ tự kỷ ở trẻ lại tăng thêm 18%. Ngoài ra, người cha quá lớn tuổi (ngoài tuổi 45) còn có nguy cơ sinh ra những bé em mắc chứng thần kinh, rối loạn tâm thần.

Những yếu tố khiến mẹ sinh con quot;học dốtquot; - 1
Tuổi của bố mẹ có ảnh hưởng đến sự phát triển trí não ở thai nhi. (ảnh minh họa)

Công việc của cha

Công việc của người cha có thể làm tăng nguy cơ mẹ sinh ra em bé bị dị tật  bẩm sinh, theo kết quả nghiên cứu tại đại học Bắc Carolina. Những người bố có nguy cơ cao trong nhóm này là các nghệ sĩ, nhiếp ảnh gia, thợ cắt tóc, nhà toàn học, trợ lý văn phòng. Nguyên nhân là do những công việc này có liên quan đến sự phơi nhiễm hóa học, vật lý…

Sinh sớm

Theo kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Pediatrics, em bé sinh ra ở tuần 37, 38 có điểm số đọc, điểm toán thấp hơn đáng kể so với những trẻ sinh ra ở tuần 39, 40. Vì vậy các nhà nghiên cứu luôn khuyên các mẹ đẻ thường để trẻ chào đời được đúng ngày tháng chứ không nên đẻ mổ sớm. “Điều các mẹ cần biết là kích thước não của một đứa trẻ 36 tuần 6 ngày chỉ bằng 2/3 so với đứa trẻ 40 tuần”, tiến sĩ Bryan Williams nói.

Thiếu dinh dưỡng

Việc thiếu canxi, sắt, i-ốt và các vitamin có thể dẫn đến những khiếm khuyết trong việc học tập, chậm phát triển ngôn ngữ, rối loạn hành vi, chậm phát triển kỹ năng vận động và chỉ số IQ của các bé này cũng thấp hơn. Nguyên nhân là do đủ i-ốt sẽ giúp cho hormone tuyến giáp phát triển – cần thiết cho sự phát triển não bộ. Sắt cần thiết để làm cho các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy đến thai nhi và đương nhiên sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của bé.

Thiếu hụt axit folic

Thiếu hụt axit folic sẽ dẫn đến ống thần kinh của bé không hoạt động đúng cách, gây ra các dị tật nghiêm trọng ở não và tủy sống. Axit folic được tìm thấy trong các loại rau lá xanh, bông cải xanh, đậu, trái cây…

Những yếu tố khiến mẹ sinh con quot;học dốtquot; - 2
Mẹ bầu cần bổ sung đủ axit folic trong thai kỳ. (ảnh minh họa)

Thuốc

Theo quy định, phụ nữ mang thai không được tùy tiện sử dụng bất cứ loại thuốc nào đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ. Ví dụ mẹ sử dụng thuốc aspirin có thể gây chảy máu trong não vô cùng nguy hiểm với thai nhi.

Căng thẳng

Các nhà nghiên cứu đã cho rằng người mẹ căng thẳng khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ bẩm sinh ở nãm thai nhi, thậm chí khiến trẻ bị tâm thần phân liệt. Sự căng thẳng ở đây có thể kể đến là lo lắng thường xuyên, cú sốc tinh thần lớn hoặc tâm lý bất ổn trong thai kỳ…

Thiếu ánh nắng mặt trời

Nghiên cứu của đại học quốc gia Úc cho rằng trẻ em có mẹ ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời đặc biệt trong 3 tháng đầu mang thai có thể tăng nguy cơ cao trẻ bị bệnh đa cơ cứng. Vì vậy ngay từ trong bào thai và những năm đầu đời, mẹ hãy chăm chỉ tắm nắng, rất tốt cho hệ thống thần kinh trung ương của trẻ.

Mẹ bị rubella

Rubella hay bệnh sởi Đức có thể là bệnh không nguy hiểm với người mẹ nhưng lại gây chậm phát triển trí não cho thai nhi, thậm chí gây đục thủy tinh thể và nhiều dị tật nghiêm trọng khác khi bé còn trong bụng mẹ. Người mẹ bị rubella 3 tháng đầu mang thai cần tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

Minh Phương (Raisesmartkid)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức mẹ bầu