"Ta balo" khám phá đền thiêng nghìn năm

Ngày 12/09/2014 07:53 AM (GMT+7)

Cùng khám phá vẻ đẹp chỏm núi Pey Tadi, Preah Vihear.

Nằm ngay sát biên giới Campuchia và Thái Lan trên chỏm núi Pey Tadi, Preah Vihear được xây dựng trước quần thể Angkor Wat, vào khoảng thế kỷ 9 với thời gian xây dựng hơn 300 năm.

Vẻ đẹp kiến trúc, sự kỳ vĩ cũng như giá trị lịch sử của ngôi đền thiêng nằm này luôn khiến những đôi chân ưa khám phá mong muốn được đặt chân đến.

Chúng tôi - những kẻ thích lang thang và khám phá - luôn mong muốn chinh phục các thử thách khó nhằn, thích tái tạo năng lượng với những kỳ nghỉ ấn tượng ở những nơi chốn đầy độc đáo. Chính vì vậy, Preah Vihear được chọn làm điểm đến cho những kỳ nghỉ.

Ngôi đền thiêng này không có những bức bích họa tinh xảo như đền Banteay Srey. Nó cũng chẳng có những góc đầy chất thơ như đền Ta Phrohm hay những dãy hành lang dài vô tận kiểu Angkor Wat..., nhưng lại luôn đem đến cho những ai thích khám phá những trải nghiệm khác lạ và thú vị.

Preah Vihear cuốn hút bởi những trở ngại đường xa, những cung đường khó nhằn, những kiến trúc được điêu khắc trên đá sa thạch cực kỳ tinh xảo.

Trải nghiệm cung đường mơ

Nằm ngay sát biên giới Campuchia và Thái Lan trên chỏm núi Pey Tadi, Preah Vihear là ngôi đền được xây dựng trước cả quần thể Angkor Wat, vào khoảng thế kỷ 9 với thời gian kiến tạo lên đến hơn 300 năm.

Từ cửa khẩu Mộc Bài phải di chuyển liên tục hơn 650 km mới đến được Preah Vihear. Những con đường nhựa trên quốc lộ 7, quốc lộ 6 đi xuyên qua các tỉnh.

Kampong Cham, Kompong Thong, Anlong Veng... đến Preah Vihear luôn tạo cho những tâm hồn đa cảm những cung bậc cảm xúc khó tả mà chỉ có thể gói gọn trong 2 chữ: tuyệt vời. Đó là những cung đường đầy chất thơ xuyên qua những cánh rừng nguyên sinh còn vẹn một màu xanh cỏ cây, những bức bức họa được chấm phá đầy chất thơ giữa cảnh mây trời và núi non...

quot;Ta baloquot; khám phá đền thiêng nghìn năm - 1

Mặc dù phải di chuyển cả một chặng đường dài nhưng tất cả những “tín đồ Rồng Đỏ” tham gia hành trình đều cảm thấy tràn trề năng lượng. Những giây phút nghỉ ngơi đâu đó ở ven đường thả mắt ngắm những đàn bò già nhởn nhơ gặm cỏ, những áng mây đang đùa giỡn trên những rặng núi thuộc dãy Dângrêk rồi nhấp từng ngụm Rồng Đỏ để tiếp thêm năng lượng luôn khiến cho những mệt nhọc đều tan biến...

quot;Ta baloquot; khám phá đền thiêng nghìn năm - 2

Để khám phá Preah Vihear một cách trọn vẹn nhất, cả đoàn phải đi theo hướng Siem Reap tới Sra Em (Campuchia), bởi hướng đi từ Sisaket (Thái Lan) đang bị “tạm khóa”.

Con đường lên đền quả là một cung đường đầy cảm xúc, với những khúc cua tay áo, những con dốc dựng đứng... dễ khiến những tay lái yếu thấy rợn. Quần thể đền Preah Vihear nằm ở độ cao 625 m so với mực nước biển, không quá cao, nhưng là cung đường có độ đốc đáng sợ bậc nhất ở Campuchia.

Sau hơn 20 phút giam mình trên những chiếc pick-up do các tay lái cứng cựa người Campuchia điều khiển, cả đoàn phải lội bộ gần 500 m mới đến được Preah Vihear. Theo dòng thời gian, ngôi đền dần có vẻ hoang tàn nhưng vẻ hùng vĩ vẫn còn đó. Những khối đá thô ráp, những phù điêu được chạm trổ công phu còn lại sau bao biến thiên của lịch sử vẫn dư sức làm rung động du khách.

quot;Ta baloquot; khám phá đền thiêng nghìn năm - 3

Sững sờ trước vẻ đẹp của đền thiêng

Có rất nhiều lý do để người ta chọn Preah Vihear làm điểm hành hương. Người thì muốn khám phá vẻ quyến rũ đến khó tả của phế tích thờ thần Shiva, người thì muốn chiêm ngưỡng những tác phẩm điêu khắc trên đá sa thạch tinh xảo... Nhưng hơn hết, lý do khiến nhiều người thích thú nhất vẫn là “cảm giác mạnh” được đặt chân đến một địa danh đang là điểm nóng.

Preah Vihear có tên đầy đủ là Prasat (thần thánh) - Preah (đền thờ) - Vihear (lưu lại) thờ thần Shiva, hiểu nôm na theo tiếng Việt là “ngọn núi của những thánh thần vĩ đại”. Quần thể này được xây dựng trên một bề mặt khá bằng phẳng trên đỉnh núi trải dài 800 m quay mặt về hướng bắc. Đây là một nét độc đáo của ngôi đền, khi mà các quần thể kiến trúc đền đài khác ở Campuchia luôn có cửa đền quay về hướng đông.

quot;Ta baloquot; khám phá đền thiêng nghìn năm - 4

Ngay cấp đền thứ 5, nhiều thành viên trong đoàn không khỏi choáng ngợp với hành lang lát đá dài 270m, mỗi bên có 63 cột đá được chạm trổ khá công phu. Phóng tầm mắt vào cấp đền số 4 là con đường lát đá, với đâu đó những khối kiến trúc mái cong hình đuôi rắn Naga mà đền Beantay Srey chọn làm bản sao, chút gì đó hay thấy ở những dãy hành lang trong đền Angkor Wat...

Nhịp từng bước trên con đường lát đá dẫn vào đền số 4, nhiều người trong đoàn không khỏi xuýt xoa, trầm trồ khi mà không hiểu sao ngày xưa con người lại có thể thi công được ở vị trí hiểm trở như vậy. Làm sao có thể gắn những bức tường đá từ những khối đá to mà không vết hở?

quot;Ta baloquot; khám phá đền thiêng nghìn năm - 5

Preah Vihear có vị trí tọa lạc được xem là linh thiêng. Nó được xây dựng trên đỉnh núi cao tựa như núi thần Meru trong huyền tích Hindu giáo, nơi các vị thần tối cao ngự trị. Tại đền số 2, người ta thấy đâu đó bóng dáng của một Angkor sau này với hành lang dài với cột đá hình búp sen được chạm trổ khá công phu. Ngôi điện thờ nằm ở vị trí trung tâm vẫn có niên đại vào thời kỳ Baphuon. Cổng điện còn khá nguyên vẹn, được trang trí bằng các chi tiết chạm khắc đẹp mắt.

quot;Ta baloquot; khám phá đền thiêng nghìn năm - 6

Ấn tượng nhất là thả bộ ra mỏm đá sau lưng đền, phóng tầm mắt nhìn xuống dưới là bạt ngàn những cánh đồng xanh trù phú. Mây trắng bay lất phất sau lưng, cứ ngỡ như mình đang bay cõi mộng... Kéo tâm hồn chậm nhịp lại, tách khỏi những vồ vập của nhịp sống phố thị.

Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Du lịch Châu Á