"Phản đối Vừa đi vừa khóc thì đừng ăn thịt"

Ngày 08/04/2014 10:27 AM (GMT+7)

Đó là quan điểm tréo ngoe của những người ủng hộ bộ phim Vừa đi vừa khóc.

Sau loạt bài viết về số phận của 4 chú mèo con bị chết thảm vì trở thành diễn viên bất đắc dĩ trong bộ phim Vừa đi vừa khóc, cùng với việc xuất hiện ý kiến của nhiều người đại diện cho hội yêu động vật ở Việt Nam, đáng tiếc quá một nửa số người comment dưới các bài viết đang "quay lưng" lại với hội này.

Dưới đây là ý kiến tiêu biểu của một độc giả không thực sự quá lưu tâm vấn đề của 4 chú mèo: "Các bạn nên ra quán tiểu hổ mà thể hiện tình yêu động vật, ý nghĩa hơn nhiều so với việc cố ý dìm một bộ phim ăn khách"; "Nói thì cũng phải nghĩ tới mình chứ. Hằng ngày vẫn ăn thịt lợn thịt chó đấy sao không nhịn đi để chúng được sống, nói mà không biết ngượng mồm à?".

quot;Phản đối Vừa đi vừa khóc thì đừng ăn thịtquot; - 1
Chú mèo trong phim Vừa đi vừa khóc chết vì cảm lạnh?

Hoặc đa phần những ý kiến cùng chiều khác đều cho rằng không nên quay lưng lại với một sản phẩm giải trí chỉ vì câu chuyện hậu trường của nó, nhất là khi mỗi chúng ta đều sử dụng rất nhiều sản phẩm từ động vật, vậy thì chuyện cố gắng "gồng mình" chỉ vì 4 chú mèo con mà gây tổn hại đến danh dự và uy tín của đoàn làm phim là điều có nên chăng?

Người yêu động vật là nhóm thiểu số?

Không có một cuộc khảo sát chính thức nào để biết có bao nhiêu phần trăm khán giả đồng tình với cách hành xử của đoàn làm phim Vừa đi vừa khóc. Người mê Minh Hằng, người thích Vũ Ngọc Đãng vẫn ủng hộ bộ phim nhiệt liệt, người sót thương mèo vẫn cứ treo ảnh với khẩu hiệu từ chối thưởng thức bộ phim này. Thế nhưng, vấn đề được đặt ra là chúng ta có đang dành sự quan tâm đúng mực và công bằng đối với chính mình - ở phương diện người thưởng thức nghệ thuật?

Tiếp nhận một tác phẩm nghệ thuật, dĩ nhiên ai cũng muốn đó là một sản phẩm giàu tính nhân văn bên cạnh yếu tố giải trí đơn thuần. Từ trước đến nay, phim của Vũ Ngọc Đãng luôn đảm bảo cả hai yếu tố đó, thế nên mới có chuyện khán giả tấp nập móc ví vào rạp chỉ để xem một bộ phim và khóc hết nước mắt 2 tiếng sau đó.

quot;Phản đối Vừa đi vừa khóc thì đừng ăn thịtquot; - 2
Đạo diễn Vũ Ngọc Đãng vấp phải phản ứng trái chiều của dư luận vì cáo buộc để động vật chết trong phim.

Những loài động vật từng đi vào phim của Vũ Ngọc Đãng là mèo, chuột, vịt và lợn và không thể phủ nhận chúng góp phần tạo nên thành công dữ dội cho anh - một trong những đạo diễn trẻ có cái tên đảm bảo doanh thu cho mọi phòng vé hay các dự án phim truyền hình hàng đầu.

Nhưng "bác Đãng" cũng có cái sai hoặc đơn giản là cách hành xử không thỏa đáng khi không thể chứng minh tính mạng của 4 chú mèo trong Vừa đi vừa khóc vẫn được bảo toàn, mà lại bưng bít một sự thật để chính những người yêu động vật tìm cách xác minh bằng được. Như vậy, có thể thấy khán giả Việt Nam đã không còn dễ dại thưởng thức nghệ thuật một cách thụ động, mà đòi hỏi một tác phẩm đẹp và sạch - xứng đáng với trình độ tiếp nhận của họ.

quot;Phản đối Vừa đi vừa khóc thì đừng ăn thịtquot; - 3
Hình ảnh cuối cùng của một chú mèo trước khi chết được người chăm sóc chụp lại.

Tất nhiên, những người lên tiếng bảo vệ động vật và phản đối bộ phim Vừa đi vừa khóc chỉ chiếm một phần trăm rất nhỏ trong số hàng triệu người ngóng đợi mỗi tập phim mới. Họ chấp nhận làm kẻ "rảnh rỗi", chấp nhận đối chất và thậm chí sẵn sàng kéo nhau ra tòa chỉ vì tính mạng của 4 chú mèo con. Dẫu là số nhỏ, nhưng đây chắc chắn là tín hiệu tích cực ở khía cạnh "nhân văn". Hay nói cách khác, thay vì xem phim để tiếp nhận giá trị nhân văn, thì chính khán giả đang đánh một hồi chuông cảnh báo với những người làm phim giải trí và réo lên một câu hỏi: "Nhân văn đâu rồi?".

Chó, mèo không thể tự mình lên tiếng

Cách đây tròn 3 năm, trong một chương trình đậm tính nhân văn ngay từ cái tên: Con yêu của mẹ phát sóng trên truyền hình, khá giả Việt "há hốc" mồm khi thấy cảnh 4 cậu bé buộc một chú mèo vào vỏ chai và thả xuống bể bơi để xem mèo có tự nổi được hay không, mặc cho chú mèo kêu gào thảm thiết. Như vậy, những người sản xuất ra chương trình này đã sử dụng mèo con như một đạo cụ để giáo dục cho trẻ nhỏ. Tất nhiên, hành động này không được sự đồng tình của dư luận vì hành vi phi nhân đạo rõ mồn một.

Cảnh quay gây "sốc" trong chương trình Con yêu của mẹ.

Còn ở Vừa đi vừa khóc thì lại khác, những cảnh được phát sóng trong bộ phim rất đỗi "tình người" khi Lương Mạnh Hải lao ra sông để cứu mèo. Theo điều tra của những người yêu động vật, có tới 4 chú mèo lần lượt thay nhau bỏ mạng vì bất đắc dĩ trở thành đạo cụ. Trong khi đó, Vũ Ngọc Đãng lại tỏ ra bức xúc không kém: "Cần phải học tập phim của nước ngoài về việc ghi lên credit của phim để thông báo cho khán giả biết rằng: Các con vật được đảm bảo an toàn và không bị ngược đãi trong suốt quá trình quay phim".

Cảnh mèo trôi sông trong bộ phim Vừa đi vừa khóc.

Nguyên cớ của vụ scandal đầu tiên trong phim của Vũ Ngọc Đãng cũng chính là bởi trong đoàn làm phim của anh có người dành tình thương đặc biệt cho động vật. Từ xưa đến nay, chuyện con người nảy sinh tình cảm với chó, mèo là điều không có gì ngạc nhiên, và ở mỗi đoàn làm phim cũng vậy, nhưng đáng tiếc cả vị đạo diễn lẫn phó đạo diễn Vừa đi vừa khóc đều lộ rõ họ rất thờ ơ với 4 chú mèo làm nên thành công cho phim của mình.

quot;Phản đối Vừa đi vừa khóc thì đừng ăn thịtquot; - 4
Sử dụng mèo làm đạo cụ, nhưng Vũ Ngọc Đãng không chứng minh được chúng còn sống ngay sau khi đóng phim.

Lần lại câu chuyện của quá khứ, trong bộ phim Bão U Minh của cố đạo diễn Lâm Mộc Khôn, khi phân vai cho các diễn viên, đạo diễn đã gạch đỏ dưới một cái tên “con Phèn”, đó là tên gọi của con chó sẽ tham gia đóng phim và là bạn thân thiết của nhân vật ông già U Minh do diễn viên Lâm Tới thủ vai.

Tìm diễn viên người thì dễ, còn “diễn viên chó” thì được anh em thiết kế tổ chức tìm kiếm và chọn lựa ở... chợ chó. Cuối cùng một chị chó tơ 4 tháng tuổi được “mời” về xưởng phim và nhận vai với tên “Con Phèn”.

Theo chuyện được ghi lại, Phèn là một con chó tinh khôn và đầy tình cảm, suốt mấy tháng đoàn làm phim lặn lội ở vùng U Minh, Phèn đã trở thành người bạn thân thiết. Phèn đặc biệt yêu quý và quyến luyến diễn viên Lâm Tới nên các cảnh diễn đều quay thuận lợi. Điều khiến ai cũng băn khoăn là theo đúng kịch bản, Phèn phải chết và đau đớn hơn là đoàn phim phải hy sinh Phèn trong cảnh cuối phim vì đoạn diễn xuất của Lâm Tới với xác Phèn rất dài.

Nếu không giết Phèn thì không thể quay được. Nhưng cả đoàn phim không ai muốn Phèn chết. Phó đạo diễn Khắc Đào phải lùng sục suốt mấy ngày tìm một con chó khác giống Phèn để “thế thân”. Khi quay cảnh trên, nhìn chủ mình ôm xác đồng loại, ở ngoài Phèn rên lên đau đớn và mọi người đều thấy mắt Phèn ngấn nước... Phèn như hiểu được sự hy sinh của bạn nên hết cảnh quay nó lao vào lòng chủ và liếm xác bạn. Diễn viên Lâm Tới ôm cả hai con chó vào lòng mà nước mắt lưng tròng.

Không có lời kết

Cũng giống như câu chuyện về thời trang lông thú, việc xâm hại động vật trong điện ảnh xảy ra những tranh cãi không bao giờ có hồi kết. Ngay cả những siêu bom tấn được khán giả trên toàn thế giới ngưỡng vọng cũng dính phải phản ứng dữ dội của những người yêu động vật.

Rất nhiều người biết rằng, ngoài việc sử dụng công nghệ CGI, nhà sản xuất của siêu phẩm đoạt 4 tượng vàng Oscars - Life of Pi đã đưa 1 chú hổ thật vào phim. Chú hổ này đến từ sở thú Bowmanville, Canada. Trong 1 cảnh quay yêu cầu chú hổ phải bơi dưới nước, nó đã suýt bị chết đuối.  Dù nó may mắn được tổ nhân viên cứu bằng cách buộc dây qua người rồi kéo lên bờ nhưng Life of Pi vẫn không thoát khỏi việc bị chỉ trích là vô nhân đạo. 

quot;Phản đối Vừa đi vừa khóc thì đừng ăn thịtquot; - 5
Siêu phẩm điện ảnh Life of Pi cũng bị cáo buộc lạm dụng động vật.

Trong thế giới thời trang, nếu như những biểu tượng hàng đầu Naomi Campbell hay Victoria Beckham từng hứng "cơn mưa đá" từ hiệp hội bảo vệ động vật Peta thì ngay sau đó, những nữ MC truyền hình thông thái Oprah Winfrey và Ellen DeGeneres kịp thời chinh phục trái tim biết bao người vì đặt sự thông thái rất đúng chỗ. Nếu như Oprah Winfrey kêu gọi phản đối thời trang lông thú thì mỗi buổi lên sóng của MC lễ trao giải Oscars 2014 đều dành một thời lượng không nhỏ cho hình ảnh của các con vật đáng yêu, hoặc những bản tin kêu gọi nhận nuôi các con vật bị bỏ rơi và bạo hành.

Dù cuộc tranh luận về 4 chú mèo chết thảm trong Vừa đi vừa khóc đã khép lại, bản thân những người trong cuộc đều có chính kiến riêng để bảo vệ quan điểm của mình, nhưng tín hiệu vui là "trong cuộc" ở đây đã bao gồm quan điểm của nhiều người nổi tiếng. Chủ nhân của những chiếc ghế talkshow hàng đầu Việt Nam là Trác Thúy Miêu và Phương Mai đồng loạt từ chối xem phim Vừa đi vừa khóc sau những lời giải thích không xác đáng của ekip làm phim.

quot;Phản đối Vừa đi vừa khóc thì đừng ăn thịtquot; - 6
Trác Thúy Miêu - người đi tiên phong trong việc bảo vệ động vật tại Việt Nam.

Một lần nữa, xin được trích đăng quan điểm cực kỳ thông thái của nữ MC - nhà báo kỳ cựu Trác Thúy Miêu - một trong những người đi tiên phong ở Việt Nam trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ động vật:

"Cá nhân tôi chấp nhận việc đạo diễn Vũ Ngọc Đãng vẫn không thể đưa ra câu trả lời chi tiết về số lượng và tình trạng mèo xuất hiện trong bộ phim này. Sẽ là phi nghĩa nếu lao vào một cuộc chiến với mục đích bắt anh thừa nhận điều mà ngay từ đầu đã nằm ngoài sự kiểm soát giới hạn của một đạo diễn.

Nhưng tôi chấp nhận lời cam kết cuối cùng của anh, để bắt đầu cho một tiền lệ mới với một nền điện ảnh ít nhất đã có một đạo diễn đầu tiên cam kết về hành vi nhân tính đối với các diễn viên động vật trong phim của mình. Tôi hi vọng các nhà làm phim, các đạo diễn Việt Nam cũng sẽ coi đây là một tiền lệ đáng mừng. Tôi hi vọng công chúng của điện ảnh Việt Nam cũng sẽ luôn nhớ được rằng chúng ta có quyền đòi hỏi những sản phẩm tử tế nhất, quyền biết sự thật, và cả quyền khước từ".

Vừa đi vừa khóc

Ý kiến của bạn về việc 4 chú mèo chết thảm trong Vừa đi vừa khóc




Hà Mạnh
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan