Sự phát triển của bé từ 17-20 tuần tuổi

Ngày 01/03/2013 14:07 PM (GMT+7)

Bé có 'bước ngoặt' mới ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của bé, mẹ cần chú ý nhé!

Sự phát triển của bé từ 13-16 tuần tuổi

Sự phát triển của bé từ 9-12 tuần tuổi

Sự phát triển của bé từ 4-7 tuần tuổi

Sự phát triển của bé từ 0-3 tuần tuổi

V. Sự phát triển của bé 4 tháng tuổi

1.    Trẻ 17 tuần tuổi

Sự phát triển của trẻ: 17 tháng tuổi, bé có khả năng hiểu được tất cả những âm thanh cơ bản. Vì thế, mẹ có thể khuyến khách các nỗ lực giao tiếp của bé bằng cách 'bày trò' cho bé bắt chước tiếng nói của mẹ.

Ngoài ra, mẹ hãy tích cực tương tác với trẻ bằng cách phản ứng lại tiếng phì phì hay a a của trẻ... khi trẻ cố gắng bày tỏ cảm xúc, để giúp trẻ hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của ngôn ngữ.

Lưu ý đối với mẹ: Tập thể dục trở lại

Chỉ trừ trường hợp có những chỉ định đặc biệt của bác sĩ, còn nếu không thì cơ thể bạn đã hoàn toàn sẵn sàng cho việc luyện tập thể dục trở lại. Thời điểm này, vì các khớp và dây chằng của bạn chưa hồi phục do ảnh hưởng của thai kỳ, bạn nên bắt đầu luyện tập nhẹ nhàng trước để dần thích nghi lại với chế độ luyện tập trước đây.

Nếu bạn đang cho con bú thì cũng đừng lo lắng vì tập thể dục sẽ không ảnh hưởng đến việc tiết sữa. Để thoải mái, trước khi bắt đầu luyện tập bạn nên vắt sữa hoặc cho con bú hoặc là mặc áo ngực hỗ trợ dành riêng cho bàn mẹ cho con bú.

Để em bé cùng tham gia vào quá trình luyện tập của bạn với một số phương án như đặt em bé nằm trong xe đẩy còn bạn thì đi bộ, hoặc cho bé nằm trong nôi để bé quan sát bạn đạp xe tại chỗ. Nếu bạn đi tập gym, bạn có thể chọn các phòng tập có chỗ gửi trẻ, để bạn yên tâm tập luyện.

Ngoài ra, nếu bạn thực sự rất bận và không có thời dành riêng cho việc tập thể dục thì hãy luôn có gắng vận động mọi lúc mọi nơi: chọn đi cầu thang bộ thay cho cầu thang máy, chọn đỗ xe xa một chút để được đi bộ, chọn phòng tập gym rất gần để tranh thủ tập vào giờ nghỉ trưa,… Bạn nên nhớ rằng, nếu bạn có những phương án đơn giản và thuận tiện thì nó sẽ khả thi và dễ thực hiện hơn.

Sự phát triển của bé từ 17-20 tuần tuổi - 1
18 tuần tuổi bé thích cười và tự chơi với chân tay của mình (Ảnh minh họa).

2.    Trẻ 18 tuần tuổi

Sự phát triển của trẻ: Bé 18 tuần tuổi sẽ khám phá ra một trò chơi mới, đó là tự chơi với hai bàn tay và hai bàn chân của mình. Bạn sẽ thấy có những lúc trẻ cứ lặp đi lặp lại hành động đưa hai tay lên gần mặt mà quan sát, hay là tay này nắm lấy tay kia rồi thì tay kéo chân. Đôi khi bạn còn tự cười thầm khi em bé luôn khóc nhè mỗi khi thức giấc.

Lưu ý đối với mẹ: Để chồng cùng chăm sóc em bé.

Trọng trách trông nom và chăm sóc em bé thường dành cho các mẹ, vì thế mà như một phản xạ, mỗi khi bé khóc là mẹ dù đang làm gì cũng sẽ ngay lập tức đến bên bé. Tuy nhiên, sẽ là một ý kiến hay nếu bạn cùng chia sẻ “nhiệm vụ” này với chồng, bởi nó không chỉ mang đến thêm thời gian nghỉ ngơi cho bạn mà còn khiến chồng cảm thấy mình được tin tưởng và đặc biệt còn giúp gắn kết tình cảm giữa hai bạn.

Hãy hướng dẫn chồng cách nhận biết những nhu cầu của con: con khóc là do con đói hay là muốn thay tã… Nếu con khóc thì xoa dịu con như thế nào: bế con lên, xoa xoa lưng con hay là nắn chân nắn tay cho con. Và cả cách dỗ dành con: đu đưa con trên hai tay hay là vỗ tay, pha trò, làm ồn để con mất tập trung vào điều làm con khó chịu và con sẽ nín khóc.

3.    Trẻ 19 tuần tuổi

Sự phát triển của trẻ: Bên cạnh cách giao tiếp mạnh nhất là khóc, trẻ ở giai đoạn này cũng bắt đầu nhận biết được sự hài hước và đáp lại bằng tiếng cười. Trẻ sẽ bật cười thích thú khi bất chợt nhìn thấy khuôn mặt bạn khi bạn chơi trò “ú òa” với trẻ hay là nhìn thấy món đồ chơi lò xo bật ra từ trong chiếc hộp.

Lời khuyên dành cho bạn đó là luôn khuyến khích trẻ cười bằng cách làm mặt ngộ nghĩnh hay là tạo ra những âm thanh vui tai từ lưỡi, bắt chước tiếng kêu động vật. Những âm thanh đơn giản này thôi cũng sẽ khiến trẻ rất thích thú.

Lưu ý đối với mẹ: Tìm hiểu cách vắt sữa

Thời gian này, nhiều mẹ đã bắt đầu đi làm lại, để duy trì việc tiết sữa và vẫn đảm bảo có sữa cho bé bú cả ngày, các mẹ có thể chọn cách vắt sữa ngay tại nơi công sở, bảo quản sữa để cho trẻ bú bình. Cùng tìm hiểu một số mẹo giúp mẹ vắt sữa tại nơi làm việc một cách dễ dàng sau đây nhé:

-    Thời gian chuẩn bị đi làm lại, mẹ nên thực hành vắt sữa tại nhà trước. Việc làm quen với máy vắt sữa hay dụng cụ hút sữa sẽ giúp mẹ không lung túng và mất nhiều thời gian khi làm việc này tại nơi công sở. Các dụng cụ vắt sữa ngày nay cũng khá gọn nhé, nhưng có một điểm bạn cần quan tâm đó là dụng cụ này cùng các bình hay túi trữ sữa phải được khử trùng. Sữa sau khi hút ra cần được bảo quản lạnh, nếu nơi làm việc của bạn không có tủ lạnh thì bạn cần chuẩn bị cả bình giữ lạnh.

-    Đừng ngần ngại chia sẻ kế hoạch này cho sếp của bạn để nhận được sự tạo điều kiện nhất định bởi bạn cần một không gian riêng và sẽ mất thêm một chút thời gian cho việc này.

-    Lên kế hoạch vắt sữa vào những khoảng thời gian nhất định và cứ mỗi 3 giờ thì vắt sữa 1 lần. Bạn cũng đừng quên uống nhiều nước.

-    Giải tỏa nỗi nhớ con (– đây có lẽ là điều khó đối với nhiều bà mẹ) bằng mang theo tấm hình của bé hay là để hình bé làm hình nền máy tính để luôn cảm thấy có con ở bên cạnh. Tự nhẩm lại bài hát bạn vẫn ru con hay là hình dung bạn đang cho con bú mỗi khi vắt sữa cũng là những cách hay.

4.    Trẻ 20 tuần tuổi

Sự phát triển của trẻ: Thời gian này, các mẹ có thể bắt đầu tập cho trẻ nhận biết về thời gian và thói quen ngủ đêm. Hãy lặp đi lặp lại những hành động có thể kích thích trẻ dễ ngủ hơn vào mỗi tối như tắm cho trẻ, đọc truyện cho trẻ nghe, cho trẻ bú, hát ru hoặc thay đồ ngủ cho trẻ và sau đó là đặt bé nằm xuống.

Để tạo được thói quen này cho trẻ sẽ mất khá nhiều thời gian và công sức, do đó, bạn nên chia sẻ công việc này với chồng (nếu bạn tắm cho trẻ rồi thì anh ấy có thể đọc truyện cho con nghe,…) hoặc là “phân công” tối hôm nay là bạn còn tối ngay mai sẽ là anh ấy chịu trách nhiệm dỗ con đi ngủ, như vậy thì thời gian nghỉ ngơi của hai vợ chồng sẽ được nhiều hơn.

Lưu ý đối với mẹ:

Sau một thời gian làm quen và điều chỉnh với việc có một em bé, bạn bắt đầu thích nghi với thay đổi này thì cũng là lúc bạn phải trở về với cuộc sống và công việc thường ngày như trước khi bạn sinh con. Việc chăm sóc một em bé sơ sinh thường thì sẽ khác xa so với cường độ và yêu cầu của công việc, đặc biệt là khi bạn đang có một mục tiêu công việc trước mắt hoặc là có rất nhiều mối quan hệ cần phải quan tâm.

Cùng chia sẻ 6 cách để các mẹ sau sinh lấy lại cân bằng trong cuộc sống nhé:

-    Tham gia các câu lạc bộ “cha mẹ chia sẻ kinh nghiệm nuôi con” hoặc tham gia các cuộc hội thảo về chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ sơ sinh để vừa có những hoạt động giải trí vừa thu thập được những kinh nghiệm nuôi con.

-    Thường xuyên cập nhật tin tức qua internet: Giữ liên lạc với bạn bè và người thân thông qua email, học hỏi kinh nghiệm nuôi con thông qua các diễn đàn làm cha mẹ hoặc đơn giản là đọc báo mạng để nắm bắt tin tức.

-    Dành thời gian cho riêng mình. Mặc dù luôn bận rộn với việc chăm sóc con, nhưng bạn vẫn phải chắc chắn là mình có những khoảng thời gian nghỉ ngơi và thư giãn thực sự ít nhất một lần mỗi tuần. Và lý tưởng nhất là hàng ngày bạn có dù chỉ là 30 phút để nghỉ trưa.

-    Đọc sách báo. Luôn có một vài cuốn sách hay tạp chí ở bên cạnh để tranh thủ lúc bé ngủ, bạn chỉ cần đọc mỗi ngày vài trang, nó cũng có thể giúp bạn thoát khỏi cảm giác tù túng và tìm kiếm được một điều gì đó mới mẻ.

-    Viết blog hoặc nhật ký. Cho dù bạn muốn chia sẻ những dòng bạn viết ra cho mọi người hay là chỉ giữ nó cho riêng mình thì đó cũng là một cách giúp bạn giải tỏa rất tốt.

-    Trò chuyện với bạn bè, người thân. Bạn có thể chọn cách nói chuyện qua điện thoại, nói chuyện trực tuyến hay là gặp mặt trực tiếp, bởi chúng đều giúp bạn nạp lại năng lượng cho bản thân mình.

M. Phương
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin bài cùng chủ đề Sự phát triển của bé sơ sinh