Chia sẻ mẹo phân biệt gừng ta, gừng Trung Quốc

Ngày 10/05/2013 06:00 AM (GMT+7)

Để phân biệt được gừng ta với gừng Trung Quốc có rất nhiều cách, các chị em cùng chia sẻ kinh nghiệm nhé!

Ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục BVTV, Bộ NN-PTNT cho hay: Có rất nhiều giống gừng, trong nước cũng có nơi trồng loại giống gừng củ to gần giống như gừng của Trung Quốc.

Tuy nhiên, bất cứ giống gừng nào trồng trong nước cũng có củ nhỏ hơn một chút, da sần hơn, vỏ mỏng hơn. Gừng Trung Quốc củ to hơn, da láng mịn, sáng bóng hơn, vỏ dày hơn và dễ bóc vỏ hơn.

Thêm một đặc điểm có thể phân biệt khá tốt là gừng trồng trong nước bao giờ cũng có dính thêm ít đất bên ngoài lớp vỏ, gừng Trung Quốc thì không có. Lý do là theo quy định, Trung Quốc phải làm sạch tất cả bùn đất cho các loại thực vật, trong đó có gừng trước khi mang vào Việt Nam. Do đó, gừng Trung Quốc bao giờ vỏ cũng rất sạch, láng mịn hơn hẳn các gừng được trồng trong nước.

Gừng Việt Nam thơm, ngon hơn và được xuất đi nhiều nước trên thế giới. Ở trong nước, có rất nhiều vùng trồng gừng ở các tỉnh trung du, miền núi, các hộ gia đình cũng thường tự trồng gừng để làm gia vị vì diện tích đất cần thiết để trồng gừng nếu đáp ứng đủ nhu cầu của gia đình là không lớn.

Về việc gừng Trung Quốc nhiễm hoạt chất thuốc trừ sâu cực độc, ông Hồng khuyến nghị thêm người dân không nên lo lắng quá bởi có thể chỉ có một số người dân ở vùng đó trồng gừng không an toàn chứ không phải là tất cả. Nói một cách công bằng thì tùy thuộc vào ý thức của người trồng, ở trong nước cũng vậy, không thể khẳng định cứ gừng trồng trong nước là an toàn.

Hiện tại, đang có rất nhiều thông tin gừng Trung Quốc nhiễm độc được bán tràn lan tại các chợ ở Việt Nam khiến chị em lo lắng rất nhiều.

Nếu chỉ đơn thuần gừng Trung Quốc được trồng như gừng Việt Nam và đem bán thì chắc đã không có điều gì phải bàn. Nhưng theo một báo cáo điều tra do Đài truyền hình Trung ương Trung quốc (CCTV) phát sóng vào thứ 7 tuần qua phát hiện các nông dân ở thành phố Duy Phường (tỉnh Sơn Đông) đã sử dụng thuốc trừ sâu hoạt chất Aldicarb, vượt mức cho phép 3-6 lần. Cơ thể người bị phơi nhiễm Aldicard ở mức độ cao có thể gây co thắt phế quản, chảy nước miếng, teo đồng tử, co thắt ruột, tiêu chảy,  buồn nôn và tim đập chậm vô cùng nguy hiểm.

Còn ở trong nước, trước thông tin này, Cục Bảo vệ thực vật đã lấy mẫu gừng để kiểm tra, đầu tuần tới có kết quả. Chính vì thế, trước khi có kết quả chính thức, chị em cũng đừng quá lo lắng.

Theo kinh nghiệm chọn mua gừng mà các bà nội trợ hay chia sẻ, chị em có thể phân biệt gừng ta với gừng Trung Quốc qua một số đặc điểm sau:

- Kích thước, màu vỏ: Rất dễ nhận ra, gừng Trung Quốc có kích cỡ to, thân tròn, trông mọng hơn gừng ta rất nhiều. Những củ gừng Trung Quốc nhìn vỏ rất sạch sẽ, sáng màu, mịn và dễ bóc. Trong khi đó, gừng ta thân nhỏ hơn, nhiều nhánh, vỏ hơi sần, màu sạm, nhiều đất bám xung quanh.

Chia sẻ mẹo phân biệt gừng ta, gừng Trung Quốc - 1

Củ gừng Trung Quốc da sáng, mịn, dễ bóc

Chia sẻ mẹo phân biệt gừng ta, gừng Trung Quốc - 2

Một trong các loại gừng ta: thân nhỏ, nhiều nhánh, vỏ sần, màu sạm

Chia sẻ mẹo phân biệt gừng ta, gừng Trung Quốc - 3

Gừng Trung Quốc (bên trái) có kích cỡ to, thân tròn, trông rất mọng hơn gừng ta rất nhiều

- Lõi gừng: Khi bẻ đôi củ gừng, chị em có thể thấy với gừng ta, màu sắc vàng tươi, có nhiều xơ và có đường vân tròn trong thân củ. Còn gừng Trung Quốc thì ngược lại, màu sắc nhạt hơn, ít xơ gân, nhìn vết bẻ khá mịn và không có đường vân tròn nào cả.

Chia sẻ mẹo phân biệt gừng ta, gừng Trung Quốc - 4

Gừng Trung Quốc màu sắc vàng nhạt hơn, ít có xơ gân, nhìn vết bẻ khá mịn và không có đường vân tròn

Chia sẻ mẹo phân biệt gừng ta, gừng Trung Quốc - 5

Gừng ta, màu sắc vàng tươi, có nhiều xơ và có đường vân tròn trong thân củ

Chia sẻ mẹo phân biệt gừng ta, gừng Trung Quốc - 6

Rất dễ phân biệt gừng Trung Quốc (bên trái) với gừng ta

- Mùi, vị: Gừng ta rất thơm có hương vị cay đậm, đặc trưng. Chỉ cần một chút gừng ta cho vào chế biến đã dậy mùi trong khi gừng Trung Quốc không thơm, cay nhẹ, phải cho rất nhiều vào món ăn mới thấy có mùi.

Chị em nào biết các cách khác để phân biệt gừng ta với gừng Trung Quốc, hãy chia sẻ với độc giả nhé!

Trần Thu Hoài - Mộc Lan

Mẹo hay tại Bếp Eva:

Chia sẻ mẹo phân biệt gừng ta, gừng Trung Quốc - 7

Mẹo bảo quản chanh

Chia sẻ mẹo phân biệt gừng ta, gừng Trung Quốc - 8

Mẹo chọn đồ khô ngon

Chia sẻ mẹo phân biệt gừng ta, gừng Trung Quốc - 9

Cách bảo quản gừng

Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Mẹo hay nhà bếp