Thay đổi chẳng-ai-mong khi bầu bí

Ngày 17/03/2014 14:50 PM (GMT+7)

Cùng với niềm hạnh phúc làm mẹ, chị em sẽ phải trải qua nhiều triệu chứng khó chịu trong 9 tháng mang thai.

Sự có mặt của thai nhi trong cơ thể mẹ bầu sẽ kéo theo rất nhiều thay đổi từ ngoại hình đến thể chất cho chị em như bụng chướng hay chân sưng phù. Hãy cũng điểm danh những thay đổi không mong muốn này và tìm cách khắc phục để thai kỳ được thoải mái hơn các mẹ nhé!

Xương khớp “lỏng lẻo”

Khi mang thai, xương chậu và các dây chằng của mẹ sẽ bị lới lỏng đáng kể. Đây là nguyên nhân khiến chị em bầu dễ dàng bị đau lưng, đau hông. Càng về cuối thai kỳ, những triệu chứng này càng trở lên nặng nề hơn và mẹ cần chú ý đến việc đi lại để không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Để giảm triệu chứng đau lưng, hông, mẹ cũng nên hạn chế đi giày cao gót hoặc giầy đế bệt. Loại giày phù hợp nhất cho sản phụ là 3-4 phân.

Suy giảm trí nhớ

Bước vào tháng thứ 2 và 3 của thai kỳ, não bộ của chị em thường có một sự thay đổi nhẹ. Kết quả nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng, phụ nữ mang tahi thường có trí nhớ không tốt so với người bình thường. Nguyên nhân được cho là do thay đổi nội tiết tố. Sự thay đổi tâm trạng khi mang bầu cũng có thể khiến trí nhớ mẹ bầu bị ảnh hưởng.

Thay đổi chẳng-ai-mong khi bầu bí - 1
Suy giảm trí nhớ là triệu chứng phổ biến khi mang thai. (ảnh minh họa)

Buồn nôn

Chào buổi sáng với những cơn nôn ọe chắc chắn là điều chẳng mẹ nào mong thế nhưng đây lại là cảm giác thường xuyên với những mẹ bầu 3 tháng đầu.

Một điều đáng buồn là không ai có thể khẳng định chắc chắn lý do vì sao có mẹ bầu bị ốm nghén, có người lại không tuy nhiên, một nghiên cứu năm 2008 cho hay, triệu chứng ốm nghén có thể là dấu hiệu báo thai nhi đang phát triển tốt. Nghiên cứu chỉ ra rằng, ốm nghén thường dị ứng với mùi vị - đây là cách để cơ thể ngăn chặn những chất nguy hiểm để đảm bảo an toàn cho thai nhi.

Ngoài ra, sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể cũng được cho là khiến mẹ bầu bị mệt mỏi, buồn nôn. Để hạn chế ốm nghén, chị em có thể ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, uống nhiều nước, ăn bánh quy giòn, uống trà gừng…

Ợ nóng

Không phải bạn đang mắc bệnh dạ dày đâu mà nguyên nhân là do tử cung lớn dần sẽ đặt áp lực lên hệ tiêu hóa. Thông thường, axit trong dạ dày sẽ được giữ lại bởi cơ thắt thực quản nhưng khi mang thai, các hormone progesterone làm giãn cơ này đồng thời em bé càng lớn, áp lực lên ruột và dạ dày sẽ càng mạnh mẽ nên chứng ợ nóng càng nặng nề hơn.

Đi tiểu thường xuyên

Đừng ngạc nhiên khi ai đó thường xuyên thấy một bà bầu trong nhà vệ sinh bởi khi bầu bí, áp lực của thai nhi lên bàng quang, niệu đạo và cơ xương chậu sẽ khiến họ có cảm giác buồn tiểu cả ngày.

Không chỉ đi tiểu thường xuyên, mỗi khi ho hoặc làm việc nặng, mẹ bầu cũng dễ bị són tiểu.

Thay đổi chẳng-ai-mong khi bầu bí - 2
Áp lực của thai nhi lên bàng quang sẽ khiến mẹ bầu thường xuyên buồn đi tiểu. (ảnh minh họa)

Giãn tĩnh mạch

Khi mang thai, đặc biệt là từ tuần 20 của thai kỳ sẽ khiến mẹ cần thêm khoảng 50% lưu lượng máu để cung cấp cho thai nhi phát triển. Điều này sẽ gây ra một số tác dụng phụ như giãn tĩnh mạch, bệnh trĩ, nghẹt mũi và thậm chí là chảy máu cam.

Chảy máu nướu răng

Sự gia tăng lưu lượng máu của cơ thể giúp di chuyển máu và chất dinh dưỡng đến cổ tử cung và nó gây ra tình trạng chảy máu ở chân răng , nướu răng. Bạn sẽ nhận thấy rõ ràng hơn điều này khi đánh răng vào mỗi buổi sáng. Triệu chứng này sẽ thuyên giảm sau khi sinh nở. Để giảm nguy cơ chảy máu nướu răng, mẹ nên chọn chiếc bàn chải mềm và dùng chỉ nha khoa để vệ sinh răng.

Mắc hội chứng ống cổ tay

Dù bạn không phải là nhân viên đánh máy hay một nghệ sĩ piano nhưng bạn vẫn có thể mắc hội chứng ống cổ tay trong thai kỳ. Biểu hiện của triệu chứng này là tê tay, ngứa ran, phù nề, sưng đỏ bàn tay… Nếu nhận thấy những dấu hiệu này, mẹ cần đến khác bác sĩ ngay.

Minh Khôi (Theo S)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sức khỏe bà bầu